Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

"Vô tình" - Ai đã đọc cho tôi nghe?


Tuy học văn nhưng thực sự mà nói, khả năng văn chương của tôi rất tệ. Ngoài thời gian học trên lớp, ít khi tôi đọc sách văn ở nhà. Vậy nên càng ngày càng thấy kiến thức của mình đi xuống. Kết quả này thật không có gì bất ngờ đối với một thằng lười như tôi.
Tuy nhiên, ông trời cũng không bất công với ai bao giờ cả. Tôi có khả năng ghi nhớ rất tốt (tuy không còn như trước kia vì uống cà phê quá nhiều) nên những gì học trên lớp cũng có vẻ “ngấm” vào trong đầu được. Thật sự thì nhớ những chuyện ngoài lề thôi, chứ nếu mà ghi nhớ tốt kiến thức thầy cô giảng thì đâu có tụt dốc.
Trong thời gian lên lớp, mỗi giáo viên có một phong cách riêng. Ở họ, chúng tôi tìm thấy những suy nghĩ và cách sống mẫu mực (nhưng không phải tất cả dâu) cần phải học hỏi. Học ngành văn nên có lẽ những gì đọng lại trong đầu cũng toàn là văn, hoặc là những câu chuyện, hay quan điểm gì đó,… nói chung chủ yếu là văn thơ.
Có những thứ người ta nghe xong có thể quên ngay, nhưng có những thứ không bao giờ quên được. Càng học, chúng ta càng có thêm những tri thức mới để chúng ta biết được mình là ai trên thế giới này. Văn học có chức năng là thay đổi con người, điều đó cũng dễ hiều. Bởi lẽ, những gì được viết ra và được công chúng chấp nhận trong suốt một thời gian như vậy thì không thể không đẹp được.
Tuy nhiên, để những thứ đó “ngấm” được vào trong đầu bạn thì cần phải có phương tiện chuyển tải. Dù hiện nay, có rất nhiều cách thức để tìm hiều văn chương nhưng thông thường chúng ta vẫn thích được người đi trước giảng giải hơn. Chính vì vậy mà ai cũng nói dạy văn là khó nhất. Khó ở chỗ phải đem cái hồn của mình vào trong bài giảng để cho học sinh thực sự thích nghe, thích học.
Không nhiều người làm được điều đó, mặc dù ai cũng hiều là như vậy. Thế nhưng, học sinh vẫn ấn tượng với một điều gì đó ở người dạy, dù chỉ là một bài thơ hay một câu chuyện. Và tôi cũng vậy.
Không đọc nhiều, nên nghe cái gì cũng mới, cái gì cũng hay. Tuần trước, tôi được nghe bài thơ có tên là “Vô tình”, tác giả là ai thì chắc ai cũng biết (Tôi cũng mới vừa biết thôi). Một bài thơ sáng tác cách đây gần 2 thế kỉ mà nghe như một nhà thơ hiện đại viết vậy. Gần gũi với chúng ta lắm, thân thuộc với chúng ta lắm.
Tôi xin được post lên để các bạn cùng tham khảo (Nếu ai thấy hay thì cố gắng thuộc nhé)
Vô tình
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau.
Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh chẳng nói
Nên đôi mình xa nhau.
Chẳng ai hiều vì đâu
Đường đời chia hai ngã
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi.
Vô tình suốt cuộc đời,
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình em quên?
Anh buồn đau mải miết
Cả cuộc đời không quên!
Chỉ vô tình mà thôi
Chẳng ai có lỗi cả
Đường đời chia hai ngã
Chẳng ai hiểu vì đâu.
Vô tình anh không nói
Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Thế là mình xa nhau.
Giá như mình yêu nhau,
Đời chắc không nghiệt ngã,
Trời cũng thương cũng nhớ
Cho mình lại gặp nhau.
Tình yêu là như vậy. Người ta cứ yêu rồi lại xa nhau. Khi tình yêu thất bại, họ có xu hướng đổ lỗi cho nhau, và ai cũng chẳng muốn nhận lỗi về mình cả. Họ chẳng biết rằng không ai có lỗi cả, đơn giản chỉ vì chúng ta không thuộc về nhau thôi.
Cuộc sống vốn luôn vô tình, nên tình yêu có một sức mạnh khủng khiếp có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn và vươn lên. Cũng không thiều những trường hợp vì tình yêu nên đã đạp đổ tất cả, cũng chỉ vì mong muốn sở hữu quá cao và không chấp nhận thất bại.
Tình yêu có tất cả những gia vị, nhưng ai chẳng mong muốn có được sự ngọt ngào. Ai cũng nói rằng “yêu là khổ” nhưng rồi cũng cứ cắm đầu vào mà yêu, để rồi mà khổ. Giá như con người ta không “vô tình”, giá như họ biết trân trọng những gì đang có, thì tình yêu trên thế gian này sẽ đẹp biết nhường nào.
Nếu bạn là người yêu thích văn chương, nếu bạn là người quan tâm đến thơ tình, hoặc nếu bạn đã từng yêu và từng thất bại trong tình yêu, hãy cho chúng tôi biết được những gì bạn nghĩ được sau khi đọc bài thơ này nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét